Đào tạo thời COVID-19
Với bối cảnh COVID-19 hiện nay đã đẩy hang chục ngàn doanh nghiệp Việt Nam rơi vào tình thế khó khăn, trong đó vấn đề nhân sự và đào tạo là áp lực được nói đến nhiều nhất. Khoan bàn đến chiến lược nhân sự, để dành cho các chuyên gia có chuyên môn đăng đàn, hãy bàn đến chiến lược đào tạo, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất để sao cho thiết thực nhất.
Ác một cái, COVID-19 làm tê liệt ngay phương pháp đào tạo face-to-face để tránh lây nhiễm. Mà sản xuất lại chuộng OJT – On the Job training, cầm tay chỉ việc, theo phương pháp thị phạm 4 bước, tức là mọi thứ cứ phải sờ tận tay, day tận trán, mắt thấy, tai nghe thì mới đảm bảo cả kiến thức và kỹ năng được.
Ác thêm cái nữa là các phương pháp online, e-learning, blended learning… lại cần phải sử dụng thiết bị, công nghệ khi triển khai, trong khi sản xuất lại chuộng Gemba, tức hiện trường, hiện trạng, hiện vật, thành ra muốn hiệu quả thực sự lại vẫn phải chiểu theo “Tôi nghe tôi quên, Tôi nhìn tôi nhớ, Tôi làm tôi hiểu” hay đại loại như vậy.
Quay trở lại câu chuyện sản xuất, nôm na chia ra làm 03 trụ cột chính (theo quan điểm của người viết) đó là: Kỹ thuật Sản xuất – Production, Kỹ thuật Chất lượng – Quality, và Kỹ thuật Bảo trì – Maintenance.
Lõi nhất hay core business là Kỹ thuật sản xuất – Production, từ việc kế hoạch đơn hàng đến việc tổ chức sản xuất: layout, thiết bị, nhân sự, nguyên liệu, cân bằng chuyền… nhằm đảm bảo Năng suất – Productivity. Tiếp theo đến trụ cột Kỹ thuật Chất lượng – Quality để đảm bảo mọi thứ Do the right things at the first time cho các công đoạn sản xuất kể trên để theo khẩu quyết: Không nhận sản phẩm lỗi từ công đoạn trước, không tạo ra sản phẩm lỗi tại công đoạn và không chuyển sản phẩm lỗi sang công đoạn sau. Và trụ cột thứ thứ ba là Kỹ thuật Bảo trì – Maintenance với nhiệm vụ đảm bảo thiết bị máy móc trong trạng thái sẵn sàng làm việc, cũng ối thứ phải làm để ai cũng có khả năng cover My job, My machine, My area lúc nào cũng ready cả.
Và yếu tố con người trong cả ba trụ cột trên đều cần phải được đào tạo, từ đào tạo cơ bản vận hành, đến đào tạo kỹ thuật nền tảng, đến đào tạo kỹ năng công việc, rồi đến cả đào tạo năng lực quản lý tổ chức sắp xếp công việc nhằm…giải quyết các vấn đề phát sinh liên tục trong thực tế vận hành sản xuất.
Vậy nên, COVID-19 trước hết xác định đó là cơ hội để đào tạo sản xuất có thời gian để triển khai thực hiện (không bàn đến việc COVID0-19 nguy hiểm đến sức khỏe và các yếu tố khác, chỉ bàn đến cơ hội với đào tạo thôi). Với cơ hội này, nên triển khai như thế nào cho hiệu quả?
– Tổ chức các lớp đào tạo tập trung theo các chủ đề: việc này vừa làm tăng cơ hội bắn các giọt nên cần hạn chế, thêm nữa nếu chỉ đào tạo tập trung để học lý thuyết thì dễ làm nản lòng các anh em kỹ thuật vốn thích…làm cái gì đấy
– Tổ chức các lớp đào tạo online theo e-learning, video… cũng chỉ được dăm ba lớp cho đủ mục tiêu và giờ học hoặc cần truyền thông, thuộc long, khái niệm gì mới
– Và giải pháp chính là Project Based Learning / Training:
+ Thành lập nhóm liên chức năng,
+ Nhận diện các issues của sản xuất (năng suất, chất lượng, máy móc thiết bị, tồn kho, wastes…)
+ Triển khai dự án cải tiến
Từ đó các shift managers, group leaders cùng các chuyên gia cải tiến của công ty với các lộ trình, công cụ thực hiện được dịp thể hiện. Vừa triển khai dự án, vừa đào tạo công cụ, vừa trao đổi online, vừa giải quyết vấn đề nóng hổi của sản xuất, vừa có thời gian tập trung cho dự án để ra kết quả cuối cùng, vừa tăng cường sự trao đổi giữa các bộ phận khác nhau trong công ty, gia tang sự thấu hiểu và đoàn kết giữa các nhóm, vừa….đủ thứ hiệu quả cả.
Vậy nên, giữa mùa COVID-19 thì giải pháp đào tạo cho các doanh nghiệp sản xuất là đi triển khai các dự án cải tiến với thành viên đến từ các nhóm liên chức năng, kết hợp với các công nghệ online, e-learning… để thảo luận, báo cáo, liên lạc – HORENSO giải quyết các vấn đề tồn đọng trong năm / quý vừa qua mà chưa có cơ hội để ngồi lại.
Ngoài việc triển khai Project Based Learning / Training ra, vẫn còn một giải pháp nữa có thể thực hiện đồng thời, đố các bạn biết là giải pháp gì 😉
Giang Ngũ Hồ